[APEL.Q] Accreditation of Prior Experiential Learning (APEL) for Award of Academic Qualifications (Q) là quá trình cấp văn bằng học thuật cho một cá nhân dựa vào đánh giá kinh nghiệm và kiến thức đã tích luỹ. Sau khi hoàn thành quy trình APEL.Q, ứng viên sẽ nhận được văn bằng do Đại học đối tác của MI Swiss cấp.
APEL.Q giúp đối sánh giữa năng lực của ứng viên và năng lực đầu ra của chương trình đào tạo. APEL.Q giúp công nhận các loại hình học tập tích luỹ bao gồm các học chính thức và không chính thức, chính quy và không chính quy cũng như công nhận cả kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình làm việc và quản lý.
APEL.Q là một thủ tục minh bạch, công bằng và hiệu quả dựa vào đánh giá và so sánh năng lực của ứng viên. APEL.Q triển khai bởi MI Swiss căn cứ vào khung năng lực Châu Âu EQF (European Qualification Framework) với hệ thống PLOs (Programme Learning Outcomes), các quy trình, quy định được hướng dẫn thống nhất theo khung năng lực EQF. (Xem thêm Tại đây).
APEL.Q là quy trình được áp dụng rộng rãi tại Châu Âu và nhiều quốc gia trên thế giới nhằm phục vụ cho dịch chuyển lao động và mô hình học tập suốt đời.
APEL.Q của MI Swiss cũng là quy trình được triển khai độc lập đầu tiên trên thế giới. Văn bằng sau khi hoàn thành quy trình APEL.Q sẽ do Đại Học đối tác cấp với kiểm định quốc tế.
APEL.Q của MI Swiss triển khai cho chương trình ở cấp độ Cử nhân và Thạc sĩ. Học viên nhận văn bằng từ Đại Học Khai Phóng Paris trong vòng 06 tháng.
Quy trình APEL.Q chỉ có thể áp dụng khi có đầy đủ kiểm định và công nhận từ đại học đối tác. APEL.Q của Viện Hàn Lâm Khoa Học London là quy trình được thẩm định độc lập. Mỗi ứng viên khi đăng ký xét hồ sơ APEL.Q chỉ được đăng ký 1 chương trình tại 1 thời điểm.
Bachelor of Business Administration (Hons) – Cử nhân Quản trị Kinh doanh chuyên ngành:
Master of Business Administration (MBA) – Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh:
Quy trình APEL.Q chỉ có thể cấp bằng bên cạnh việc đáp ứng khung năng lực và khả năng chứng minh đối sánh năng lực của ứng viên còn phải được sự côn nhận của các đại học đối tác.
MI Swiss đã phối hợp với các đại học đối tác, là những đại học uy tín với đầy đủ kiểm định quốc tế của Thuỵ Sĩ và Châu Âu để công nhận kết quả APEL.Q và cấp văn bằng.
Vui lòng tham khảo các Các chương trình APEL.Q để có thêm thông tin chi tiết về các đại học đối tác.
Để nộp hồ sơ vào quy trình APEL.Q ứng viên cần chứng minh có số năm kinh nghiệm tối thiểu có liên quan đến chương trình mà mình muốn ứng tuyển.
Bằng cấp | APEL.Q Cử nhân | APEL.Q Thạc sĩ | APEL.Q Tiến sĩ | |
---|---|---|---|---|
1 | Trung học phổ thông IGCSE A-Level T-Level Level 3 EQF |
10 năm | Không áp dụng | Không áp dụng |
2 | Certificate Level 4 Trung cấp Level 4 EQF |
5 năm | 20 năm | Không áp dụng |
3 | Diploma Level 4 Cao Đẳng Level 5 EQF |
5 năm | 15 năm | Không áp dụng |
4 | Cử nhân Level 6 EQF Diploma |
Ngay lập tức | 10 năm | Không áp dụng |
5 | Thạc sĩ Level 7 EQF Diploma |
N/A | Ngay lập tức | 10 năm |
6 | Tiến sĩ Level 8 EQF |
N/A | N/A | Ngay lập tức |
Trong trường hợp ứng viên chưa đủ số năm kinh nghiệm liên quan đến chương trình ứng tuyển nhưng có những thành tích vượt trội trong học tập và làm việc có thể được xem xét để nộp hồ sơ. Những trường hợp này được Viện Hàn Lâm Khoa Học London xem xét từng trường hợp cụ thể và quyền quyết định thuộc về Viện Hàn Lâm Khoa Học London và trường đại học đối tác.
Sau khi đăng ký vào quy trình APEL, quá trình đánh giá sẽ triển khai theo 3 bước:
1. Nộp hồ sơ ứng tuyển theo mẫu APEL.Q của LAS:
2. End Point Assessment (EPA)
3. Capstone(s) courses & Graduate:
Toàn bộ quy trình từ khi nộp hồ sơ APEL.Q đến khi có kết quả tốt nghiệp từ Đại Học Khai Phóng Paris thông thường là 06 tháng.
Hồ sơ cá nhân (portfolio) là tập hợp các bằng chứng chính thức về quá trình học tập và làm việc làm căn cứ để phê duyệt và đối sánh năng lực. Bằng chứng có thể là chính thức hoặc không chính thức, văn bằng có thể là chính quy hoặc không chính quy và quá trình học tập có thể bao gồm cả học tập trên lớp, học online, đào tạo tại nơi làm việc hoặc các hình thức đào tạo bất kỳ.
Portfolio là hồ sơ giúp chứng minh năng lực của ứng viên phù hợp với năng lực đầu ra của một chương trình đào tạo. Tất cả các liệt kê trong hồ sơ phải có bằng chứng đi kèm. Bằng chứng phải chính xác và trung thực và sắp xếp theo mục tiêu đào tạo của chương trình (PLOs).
Trước khi nộp hồ sơ APEL.Q về cho đối tác uỷ quyền của Viện Hàn Lâm Khoa Học London, ứng viên cần đảm bảo:
Ứng viên sẽ sử dụng mẫu APEL.Q của LAS để điền và cung cấp các bằng chứng. Mẫu này được thiết kế tương thích với kết quả đầu ra của chương trình và khung năng lực.
Các bằng chứng được xem là “đạt yêu cầu” nếu có các tính chất sau:
Học viên khi đăng ký quy trình APEL.Q, End-Point Accessment (EPA) là một bước thẩm định quan trọng trước khi chuyển vào giai đoạn Capstone Projects của trường đại học. EPA là một nhật ký ghi chép lại những gì đã được học (trong môi trường làm việc và những khoá học trong quá khứ) và năng lực đạt được. EPA giúp minh chứng ứng viên có thể đạt các yêu cầu đầu ra (PLOs) của chương trình. EPA liệt kê toàn bộ PLOs mà chương trình yêu cầu và tại mỗi PLOs ứng viên sẽ mô tả kiến thức đã được học, kỹ năng đã lĩnh hội, lý thuyết mà mình đã từng áp dụng, những cải tiến mà ứng viên mong muốn có thể đóng góp và bằng chứng đi kèm.
Một EPA được viết dưới dạng một báo cáo (được LAS cung cấp mẫu và hướng dẫn) trong vòng 4,000 từ chưa bao gồm các bằng chứng đi kèm. EPA là tài liệu quan trọng để Viện Hàn Lâm Khoa Học London thẩm định năng lực thực của ứng viên, từ đó công nhận năng lực và chuyển tiếp kết quả về trường đại học đối tác.
Sinh viên ngay sau khi nộp hồ sơ APEL.Q về LAS, ứng viên có thể bắt tay làm EPA với sự hướng dẫn của LAS. Thời gian để hoàn tất EPA là 2 tháng kể từ ngày nhận được thư xác nhận của LAS ( LAS Letter of Acceptance).
Một EPA hiệu quả là một EPA thể hiện được kiến thức, kỹ năng, hành vi kèm bằng chứng tương ứng.
RLL là tài liệu mô tả tiêu chuẩn đầu ra của một chương trình đào tạo và ứng viên có nghĩa vụ chứng minh năng lực hiện có của mình tương thích và đạt với tiêu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Khi mô tả 1 năng lực, ứng viên cần nêu được:
A. Knowledge – Kiến thức
B. Skills – Kỹ năng
C. Behaviour/Attribute – Thái độ/Hành vi
Ở phần này, ứng viên sẽ liệt kê ngắn gọn tên và tham chiếu bằng chứng dưới dạng báo cáo, biên bản họp, email, các nhận xét của khách hàng và bên liên quan, đánh giá kết quả làm việc của cơ quan,…
Danh sách các bằng chứng không giới hạn và càng đầy đủ càng tốt. Tuy nhiên các bằng chứng phải có tính liên quan, chính xác, trung thực và có thể kiểm tra. Một bằng chứng hiệu quả là một bằng chứng có thể hỗ trợ để xác minh các kiến thức, kỹ năng, hành vi (KSB – knowledge, skills and behaviour) để minh chứng năng lực cho một PLOs.
Chứng nhận và bằng cấp
Bạn có thể cung cấp các loại chứng nhận và văn bằng mà mình tích luỹ được:
Những tài liệu liên quan đến công việc
Bạn có thể cung cấp những tài liệu, hồ sơ mà bạn tiếp cận hoặc được hình thành trong quá trình làm việc của bạn:
Hồ sơ về các hoạt động tại doanh nghiệp
Những tài liệu phát sinh thông qua hoạt động của doanh nghiệp mà bạn có thể cung cấp:
Tài liệu khác
Bạn có thể cung cấp các bằng chứng khác phát sinh trong cuộc sống hằng ngày:
Các hồ sơ
Bạn có thể cung cấp các hồ sơ (biểu mẫu hoặc tài liệu đã được điền thông tin) bao gồm:
Bạn có thể cung cấp email giao tiếp với các bên liên quan để chứng minh năng lực tương ứng:
Các thư hỗ trợ
Bạn có thể cung cấp các thư xác nhận năng lực của bạn từ
Báo cáo thẩm định APEL.Q (APEL.Q Assessment Report – APEL.Q AR) là tài liệu do Viện Hàn Lâm Khoa Học London thẩm định và ghi nhận kết quả sau khi tiếp nhận và đánh giá hồ sơ APEL.Q của ứng viên. Báo cáo thẩm định APEL.Q được Viện Hàn Lâm Khoa Học London thực hiện và chuyển về đại học đối tác nhằm xác nhận Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ (KSB – Knowledge, Skills and Behaviour) của một ứng viên khi so sánh với các KSB và PLOs (Program Learning Outcomes) từ chương trình đào tạo.
APEL.Q AR được thực hiện sau khi ứng viên hoàn tất quá trình nộp Portfolios và End-Point Assessment.
APEL.Q AR không phải là chứng nhận, không phải là văn bằng. APEL.Q AR chỉ sử dụng để xác minh năng lực và chỉ có giá trị với các đại học đối tác đã thẩm định quy trình APEL.Q của LAS.
Trong một số trường hợp khi Portfolios và bằng chứng mà ứng viên APEL.Q cung cấp không đủ thuyết phục, hội đồng thẩm định có thể yêu cầu bổ sung năng lực thông qua việc hoàn thành một số khoá ngắn hạn (Short Courses).
Tất cả các khoá ngắn hạn sẽ được học thông qua cổng Short Courses Network toàn cầu. Short Courses Network cũng là thành viên thuộc sở hữu của Viện Hàn Lâm Khoa Học London.
Về Short Courses Network:
Short Courses Network (SCN) là mạng lưới các khoá học chuyên môn, ngắn hạn được phát triển bởi Viện Hàn Lâm Khoa Học London và các tổ chức nghề nghiệp (Professional bodies) toàn cầu. Toàn bộ khoá học của SCN được kiểm định và công nhận, có thể tích luỹ tín chỉ (micro-credientials) và tích luỹ học phí khi chuyển sang chương trình chính quy, cấp bằng học thuật của đại học đối tác.
Đại Học Khai Phóng Paris -The Université Libérale de Paris (Paris-U) cũng là một trong những đại học công nhận tín chỉ của Short Courses Network.
Short Courses Network (SCN) là mạng lưới các khoá học ngắn hạn có thể tích uỹ tín chỉ và học phí thuộc sở hữu của Viện Hàn Lâm Khoa Học London.
Sau khi hoàn tất End-Point Assessment và nhận được kết quả “Đạt” từ APEL.Q Assessment Report, ứng viên sẽ nhận được thư xác nhận từ đại học đối tác và có thể chuyển tiếp vào giai đoạn capstone projects để hoàn tất chương trình.
Tuỳ thuộc vào từng chương trình, Capstones Project có thể là một kế hoạch kinh doanh, một đề xuất cải tiến hoặc một luận văn. Học viên hoàn tất Capstone Projects trong vòng 03 tháng dưới sự đào tạo và hướng dẫn của đại học đối tác. Tuỳ thuộc vào từng chương trình, Capstones Projects có thể bảo vệ hoặc trình bày trước hội đồng.
Vào giai đoạn Capstone Projects, ứng viên là học viên chính thức của đại học đối tác và có nghĩa vụ tuân thủ các quy trình, quy định của đại học đối tác.
APEL.Q từ Viện Hàn Lâm Khoa Học London là quy trình minh bạch, công bằng và chặt chẽ với sự giám sát của các đại học đối tác và đơn vị kiểm định độc lập. Nhằm đảm bảo tính hiệu quả, năng lực giải trình cũng như chứng minh tính công bằng và minh bạch với các cơ quan chức năng và bên thứ 3, APEL.Q áp dụng các nguyên tắc đảm bảo chất lượng sau đây:
Đảm bảo công khai và minh bạch quy trình
Đảm bảo đồng nhất quy trình, đồng nhất trong hiểu và áp dụng các chính sách APEL.Q
Đảm bảo ứng viên hiểu đúng về APEL.Q và hiểu vai trò trách nhiệm của mình khi tham gia vào quy trình APEL.Q
Đảm bảo ai cũng có thể tham gia APEL.Q
Đảm bảo tính có thể giải trình với bên liên quan:
Ứng viên sẽ trải qua 3 giai đoạn xét duyệt bao gồm:
Qua từng công đoạn đều có hoạt động kiểm tra và thẩm tra bởi đại học đối tác hoặc đơn vị kiểm định độc lập. Sau khi hoàn tất và vượt qua 3 giai đoạn nêu trên, học viên sẽ nhận được Bằng từ Đại Học Khai Phóng Paris (Université Libéral de Paris).